Mỗi người chúng ta sẽ có cách nhận biết thông tin khác nhau. Vì thế để tối ưu hóa khả năng học tập, mỗi người cần xác định được phong cách học tập phù hợp với bản thân. Một trong những mô hình phổ biến nhất được áp dụng trong giáo dục và đào tạo hiện nay là VAK (Visual - Auditory - Kinesthetic).
Vậy VAK là gì? Cách xác định phong cách học tập VAK của bản thân? Vận dụng nó vào học tập như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Mô hình VAK là gì?
Mô hình VAK do Neil Fleming phát triển vào những năm 1980, giúp mỗi cá nhân xác nhận được cách tiếp nhận và xử lý thông tin dựa trên ba cách tiếp nhận chính:
- Thị giác (Visual - V)
- Thính giác (Auditory - A)
- Vận động (Kinesthetic - K)
Cách xác định phong cách học tập VAK cho bản thân
1. Phương pháp V - Visual (Tiếp nhận thông tin qua thị giác)
Biểu hiện của người có xu hướng tiếp nhận thông tin qua thị giác
Nhóm này chia thành 2 nhóm nhỏ: người nhạy cảm với ngôn ngữ (chữ viết) và người nhạy cảm với không gian (hình ảnh).
- Với những người có xu hướng thiên về ngôn ngữ, họ tiếp nhận thông tin qua ngôn ngữ như đọc và viết. Những người theo xu hướng này rất dễ ghi nhớ những gì mà họ đã viết mà không cần phải đọc lại.
- Với những người có xu hướng thiên về không gian, họ tiếp nhận thông tin qua tranh minh họa, biểu đồ và các loại hình ảnh khác.
Phương pháp học tập phù hợp cho người thuộc nhóm V - Visual
- Sử dụng sơ đồ tư duy (Mind Map)
- Xem video giảng dạy, infographic
- Dùng flashcards
- Ghi chú bằng hình ảnh, ký hiệu, highlight
2. Phương pháp A - Auditory (Tiếp nhận thông tin qua thính giác)
Biểu hiện của người có xu hướng tiếp nhận thông tin qua thị giác
Nhóm này được chia thành 2 nhóm nhỏ: người nhạy cảm với âm thanh và người nhạy cảm với ngôn ngữ nói.
- Với những người có xu hướng về âm thanh, họ tiếp nhận thông tin qua âm thanh như file ghi âm, chỉ dẫn qua điện thoại, …
- Với những người có xu hướng về ngôn ngữ nói, họ tiếp nhận thông tin qua âm thanh một cách trực tiếp.
Phương pháp học tập phù hợp cho người thuộc nhóm A - Auditory
- Ghi âm bài giảng và nghe lại khi cần.
- Thảo luận nhóm, giải thích lại kiến thức bằng lời nói.
- Nghe nhạc không lời hoặc âm thanh nền khi học để tăng sự tập trung.
3. Phương pháp K - Kinesthetic (Tiếp nhận thông tin qua vận động)
Biểu hiện của người có xu hướng tiếp nhận thông tin qua vận động
Cũng giống 2 nhóm trên, nhóm này cũng bao gồm 2 nhóm nhỏ: người theo hướng tiếp xúc và người theo hướng thực hành.
- Với người theo hướng tiếp xúc, họ tiếp nhận thông tin nhanh hơn qua các hành động tiếp xúc như cầm, nắm, chạm,...
- Với người theo hướng thực hành, họ thích những việc có tính tương tác cao. Chủ yếu họ sẽ hành động luôn thay vì xem người khác hướng dẫn.
Phương pháp học tập phù hợp cho người thuộc nhóm K - Kinesthetic
- Thực hành ngay lập tức
- Dùng cử chỉ, diễn đạt bằng hành động khi học.
- Chia nhỏ bài học thành các hoạt động ngắn
- Ứng dụng kiến thức vào thực tế
Mô hình VAK giúp chúng ta hiểu cách mình tiếp thu thông tin tốt nhất, từ đó cải thiện hiệu suất học tập, làm việc. Tuy nhiên, cần kết hợp nhiều phong cách học tập khác nhau để tránh nhàm chán như phương pháp Pomodoro, Feynman, SQ3R,...